Nàng nói tiếp:
"Sau khi ta kể lại chuyện này, ca ca ta đã hết lời tán thưởng ngươi."
Vậy rồi sao?
Lẽ nào...
Nàng định cho ta một ngàn lượng nữa?
Nhưng ta chữa lành người của Thư gia, có cần gì để ca ca nàng tạ ơn?
Nhìn ta vẫn chưa hiểu, nàng giả vờ làm bộ làm tịch, dùng giọng ban ân mà nói:
"Ca ca ta nguyện ý đón ngươi vào phủ, làm một vị lương thiếp. Ngươi thấy thế nào?"
Ta kinh ngạc tột độ, trừng mắt nhìn nàng, cứ tưởng nàng đang nói đùa.
Nhưng không.
Vẻ mặt nàng hoàn toàn nghiêm túc.
Không có chút nào giống người bị điên.
Nàng hỏi ta, nhưng trên mặt lại là biểu cảm chờ mong ta vui mừng khôn xiết, cảm kích rơi nước mắt.
Ta không nhịn được mà chửi thầm:
"Cút! Đi mà gả cho cha ngươi ấy!"
Lão nương thà đi ăn xin cũng không làm thiếp cho ai cả!
Miệng ta không giữ kẽ, ta nói:
"Ta không muốn."
Nàng không thể tin nổi, sắc mặt thất thố, hét lên:
"Ngươi không muốn?! Ngươi tình nguyện làm thông phòng của Lâm Trạch—được rồi, ta biết đó chỉ là danh nghĩa—nhưng lại không chịu làm lương thiếp của ca ca ta?!"
"Ngươi có nghe rõ không? Là lương thiếp! Đứa con do ngươi sinh ra sẽ được nhập gia phả họ Thôi! Ngươi và con ngươi đều sẽ được ca ca ta che chở! Ngươi hiểu chưa? Ca ca ta sắp là Thượng thư rồi! Không phải kẻ áo vải trắng tay như Lâm Trạch!"
Thì sao chứ?
Lời không hợp, nói nhiều vô ích.
Ta hành lễ cáo từ, mặc kệ nàng ở phía sau gào thét, đập phá đồ đạc điên cuồng.
Chỉ cần nàng là muội muội của hắn, ta cũng chẳng thèm để mắt đến hắn.
Lương thiếp với tiện thiếp, chẳng phải đều là thiếp sao?
Có gì đáng để vui mừng?
Hừ!
🍊 Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗 🍊 🤟
🍊 Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
🍊 Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Lão nương đường đường là sinh viên xuất sắc của đại học Y khoa 985, cần gì phải bám vào đàn ông?
35
Tự cho mình là đúng thật không nên, vì "vả mặt" tuy chậm nhưng chắc chắn sẽ đến.
Cái danh nữ sinh xuất sắc 985 mà ta tự xưng, chưa được bao lâu đã bị tát sưng mặt.
Tại yến tiệc thưởng hoa, mặt ta đau đến chếc đi sống lại, từng đợt từng đợt bị vả.
*
Ta không ngồi cạnh Lâm Trạch.
Thôi Uyển Nhi cũng không ngồi cạnh Lâm Trạch.
Bọn họ mỗi người một bàn riêng.
Ngoài bọn họ ra, tất cả công tử, tiểu thư cùng môn đăng hộ đối với Thư gia, chưa đính hôn, tuổi tác tương đương, đều được mời đến.
Bày thành một vòng tròn lớn, nhưng khoảng cách không xa, ai cũng có thể nhìn rõ nhau.
Thư phu nhân để ta ngồi bên trái bà ấy, bên phải là Thư tiên sinh, ba chúng ta ngồi ở bàn chính.
Thư Bình Vân và Tiết Vô Hà ngồi chung một bàn, bên trái bàn chính.
Tiêu tiểu thư cùng một nam tử áo tím ngồi chung một bàn, bên phải bàn chính.
Vài ngày trước, Thạch Mài nói rằng trong Thư phủ có một nhóm người đến, người cầm đầu trông rất kỳ lạ.
Vừa nhìn thấy liền có cảm giác muốn quỳ xuống, Thạch Mài sợ quá, từ đó không dám bén mảng đến chủ viện.
Thư Vận Nhi cũng nói rằng người đó sống chung viện với Tiêu tiểu thư, nàng cũng sợ.
Để tránh chạm mặt, hai đứa trẻ trú trong viện của Lâm Trạch mấy ngày liền không dám ra.
Hôm nay, vì yến tiệc thưởng hoa, công tử tiểu thư đều tụ tập tại khoảng đất trống bên Liên Trì, hai đứa nó mới yên tâm ra ngoài.
Chỗ này chính là nơi ta luyện Bát Đoạn Cẩm hàng ngày.
Không ngờ có thể chứa được nhiều người đến vậy.
Ta không nhịn được mà quan sát vị khách lạ kia—người khiến hai nhóc con sợ hãi.
Vừa nhìn một cái, tim ta cũng run lên.
Đây là khí thế của kẻ đã ở ngôi cao nhiều năm.
Cảm giác không giống với Thư Bình Phong.
Thư Bình Phong khiến người ta sợ hãi.
Người này khiến người ta muốn sờ cổ mình, xem đầu có còn trên vai không.
*
Thư phu nhân rất biết cách tổ chức.
Bà ấy sắp xếp tổng cộng ba vòng thi.
Vòng thứ nhất: làm thơ hoặc vẽ tranh về hoa sen.
Ta ôm mặt, đau đớn vô cùng.
Ta không biết làm thơ, cũng chẳng biết vẽ tranh.
Ta chỉ biết nói mấy câu đại bạch thoại kiểu như:
"Hoa sen này đẹp quá đi mất!"
Nhưng ta không dám mở miệng, vì sợ ê răng.
Ngoại trừ ta, Tiêu tiểu thư và nam tử áo tím, tất cả mọi người đều trình tác phẩm.
So sánh lại, ta không khỏi nhìn Thư phu nhân bằng ánh mắt sùng bái.
Khó trách bà ấy kiêu ngạo đến thế, bà ấy có tư cách kiêu ngạo.
Dưới sự dạy dỗ của bà ấy, Thư Bình Sơn, Thư Bình Vân và Tiết Vô Hà là ba người xuất sắc nhất.
Đặc biệt là bài thơ "Tán Liên" của Thư Bình Sơn, hoàn toàn không thua kém bài "Ái Liên Thuyết" với câu danh ngôn "Xuất trần bất nhiễm bùn lầy".
Không chút tranh cãi, hắn trở thành tâm điểm toàn trường.
*
Vòng thứ hai: tính toán giá trị của cả đầm sen.
Vòng này, Thôi Uyển Nhi thắng.
Ta không ngờ nàng lại giỏi tính toán đến vậy.
Nàng tận dụng hoa sen một cách triệt để—ẩm thực, thưởng lãm, dược liệu, may mặc.
Giá trị nàng ước lượng ra gấp đôi Thư Bình Vân, vì Thư Bình Vân thua ở phương diện dược liệu.
Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư
Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.