“Vậy em và Túc Chinh lúc nào cũng kè kè bên nhau sao?” Lục Thừa Phong hỏi lại.
Khi hỏi vấn đề này, Lục Thừa Phong cũng không thấy có gì làm lạ.
Nhưng vừa dứt lời anh ta liền phát hiện ra, ánh mắt của Yến Thanh Đường đang du đãng trên người của Túc Chinh. Khi ánh mắt giao nhau trong một giây phút ngắn ngủi, cả hai đều nhanh chóng né đi.
Trong lòng Lục Thừa Phong kinh ngạc không thôi, giữa bọn họ nhất định đã có vấn đề, không thích hợp chút nào.
“Chúng ta chuẩn bị để xuất phát sớm thôi.” Yến Thanh Đường bỏ qua chủ đề này, “Nghe Túc Chinh nói, huyện Taxkorgan rất lớn, lần này chúng ta sẽ đi về hướng Đông Nam, em muốn ghé qua mấy thôn làng nữa để xem hoa mơ hạnh.”
Huyện Taxkorgan là tên gọi tắt của Huyện tự trị Tajik Taxkorgan, nó là huyện tự trị Tajik duy nhất ở Trung Quốc, dân tộc Tajik chiếm hơn 80% tổng dân số của huyện Taxkorgan.
Huyện Taxkorgan thuộc địa khu Kashgar, Tân Cương, và nằm ở phía Đông Nam cao nguyên Pamir, với tổng diện tích 25.000 km vuông.
Dưới góc nhìn của Yến Thanh Đường, ở Tân Cương có rất nhiều địa danh có cái tên dài dòng và vô cùng khó hiểu, phần lớn trong đó phải do Tân Cương giới thiệu thì mới biết được cội nguồn của cái tên.
Taxkorgan, trong ngôn ngữ Duy Ngô Nhĩ mang ý nghĩa là ‘thành phố đá’. Đây không phải là suy đoán vô căn cứ, bởi vì ở phía Bắc huyện Taxkorgan thật sự còn tồn tại một tảng đá như ‘thành phố Đá’, nghe nói được để lại từ thời nhà Đường.
“Tôi tìm tòi trên mạng, nghe nói hoa mơ hạnh ở phía Nam Tân Cương nở không hề tệ.” Yến Thanh Đường lại nói.
Xem ra là họ may mắn, xưa nay thời kỳ hoa mơ hạnh trên cao nguyên Pamir sẽ nở rộ nhất là vào tháng Ba, tuy nhiên năm nay vì nguyên nhân thời tiết, nên chậm đi một tuần, đầu tháng Tư đúng là thời điểm tốt nhất.
Túc Chinh biết Yến Thanh Đường nóng lòng muốn xuất phát, nhưng lại bận tâm đ ến trạng thái của những người còn lại, nên khách sáo hỏi Lục Thừa Phong: “Anh thích nghi như thế nào rồi?”
Họ hiện đang ở trên cao nguyên Pamir, nơi này có độ cao so với mực nước biển khá lớn, vậy nên dễ sinh ra phản ứng sốc độ cao.
Yến Thanh Đường và Túc Chinh đi cả hành trình từ Urumqi qua nhiều nơi, vậy nên có một quá trình thích nghi, vả lại Túc Chinh nhất mực chú ý đến trạng thái của Yến Thanh Đường.
Nhưng Lục Thừa Phong thì trực tiếp bay thẳng đến Kashgar, lúc này chỉ mới nghỉ ngơi có một ngày, không biết có kịp thích nghi hay chưa.
“Ổn mà, nơi này chỉ mới là Tân Cương thôi.” Trước khi đến đây Lục Thừa Phong đã chuẩn bị tâm lý cần thiết đâu ra đó cả rồi, “Nếu chừng này mà không chịu nổi, thì tôi không cần phải đến Tây Tạng nữa.”
Anh ta lại nói thêm: “Nghe theo Yến Thanh Đường đi, xuất phát liền là được.”
Nếu Lục Thừa Phong đã nói như vậy, Túc Chinh sẽ không ngại ngùng gì nữa, sau bữa sáng liền chuẩn bị để xuất phát.
Theo kế hoạch bọn họ sẽ đi thăm quan ba địa điểm ngắm hoa mơ hạnh nổi tiếng, đầu tiên là thị trấn Kukexiluge, sau đó lại đến thị trấn Tajik, cuối cùng là huyện Đại Đồng.
Hoa mơ hạnh dại trải dài liên miên hàng trăm dặm trên cao nguyên Pamir, nhờ vào độ cao so với mực nước biển chênh lệch tạo nên một vùng khí hậu khác biệt, nên thứ tự nở hoa cũng khác nhau.
Huyện Đại Đồng có độ cao thấp nhất nên sẽ là vùng nở đầu tiên, tiếp theo đó là thị trấn Tajik, cuối cùng sẽ là trị trấn Kukexiluge nói mà nhóm người Yến Thanh Đường đến đầu tiên.
Điều này hoàn toàn hợp ý Yến Thanh Đường, vì hoa mơ hạnh thường sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ thời tiết, và thời kỳ nở rộ của chúng chỉ trong vòng trên dưới một tuần. Bọn họ đến Kukexiluge nơi mà hoa nở muộn nhất, ngược lại sẽ được ngắm nhìn những bông mơ hạnh nở đẹp nhất ở trạm dừng chân đầu tiên.
Sau khi đạt được thỏa thuận chung, ba người bắt đầu xuất phát từ khách sạn nằm ở gần hồ Bạch Sa, đi dọc theo quốc lộ 314, rồi đi vào đường huyện 613, tiến thẳng về trị trấn Kukexiluge.
Đoạn đường phải dài chừng hai trăm km, hơn ba tiếng đồng hồ sau mới có thể tới được điểm đến.
Cũng may dọc ven đường Tân Cương đều là cảnh đẹp, Yến Thanh Đường ngồi ở ghế phó lái cũng không tính là nhàm chán.
Sau khi đến Tân Cương, Yến Thanh Đường tự phát hiện ra một điều kỳ diệu—rằng cô đã dần dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào điện thoại và mạng internet.
Ở vùng núi, ở trên đường đi, điện thoại cô thường xuyên không có tín hiệu, đừng nói là lên mạng, đôi lúc chỉ gọi điện thoại thôi cũng đã là chuyện khó khăn lắm rồi. Nhưng cô lại dễ dàng đặt điện thoại xuống, dời ánh mắt đến những cảnh đẹp ven đường.
Trong mắt có cảnh, trong lòng sẽ không còn trống rỗng nữa. Đến Tân Cương, dường như đang bước chân trên con đường gột rửa tâm hồn.
Thị trấn Kukexiluge, trong tiếng Tajik còn có nghĩa là chì và kẽm, đại khái là vì chì và kẽm là một trong số những loại khoáng sản chủ chốt ở vùng này.
Tân Cương hoang vắng, toàn bộ thị trấn Kukexiluge chỉ có khoảng hơn 350 hộ dân, dân số ước chừng 1600 người. Người Tajik sống lâu đời ở đây bằng nghề chăn thả lấy thực vật thủy sinh, theo hình thức bán du mục.
Nơi này là vùng núi với địa thế cao và rét điển hình, độ cao trung bình so với mực nước biển đạt tới 3200m, khí hậu các mùa tương phản rất lớn, nhiệt độ trung bình năm chỉ đạt 15 độ C.
Khí hậu độc đáo mang đến cảnh đẹp đặc biệt. “Hoa mơ dưới núi tuyết phủ trên núi, cừu reo ngựa hí quả trĩu vườn”, chính là nói về cảnh đẹp đặc biệt nơi đây.
Trăm nghe không bằng một thấy, chân chính bước chân đến vùng này mới hiểu được cảm giác “làng mơ hạnh trên núi tuyết” là như thế nào.
Nhìn từ nơi xa, những ngọn núi tuyết xa xa nối liền bất tận, gần đó còn có những ngọn núi đen kịt bao quanh thị trấn. Mà trên cao nguyên, gió xuân mang hơi xuân đến với rừng mơ cổ, những cây mơ hạnh trắng hồng nở rộ đan xen, hòa cùng khói bếp quấn quanh bản làng.
Yến Thanh Đường nhìn thấy nhiều hoa mơ hạnh, cũng từng gặp ‘mơ hạnh túy lúy dưới mưa phùn’ của rừng mơ hạnh duyên dáng vùng Giang Nam, cũng từng bắt gặp mơ hạnh ở thảo nguyên Nalati dù bị sâu bệnh, vẫn nở rộ như một bộ phim đẹp.
Nhưng những điều trên dường như vẫn khác so với hoa mơ hạnh ở phía Nam Tân Cương. Hoa mơ hạnh Nam Tân Cương có một sự hoang dại khác biệt, nó kiên cường nở rộ bên trên cao nguyên.
Ba người xuống xe, đi bộ vào ngôi làng gần đó.
Cuộc sống của người dân bản xứ nơi đây rất im ắng, những người từ bên ngoài vào như nhóm người Yến Thanh Đường sẽ theo bản năng duy trì bầu không khí yên tĩnh này, không quấy rầy ai, chỉ yên lặng khảo sát mơ hạnh dại Tân Cương.
Mơ hạnh dại ở Nam Tân Cương đang mùa nở rộ nhất, tuy rằng có vài cây mơ hạnh cũng chịu sự tấn công của loài rệp sáp, nhưng chưa đạt đến quy mô nhất định, và vẫn nằm trong phạm vi có thể kiểm soát an toàn.
Yến Thanh Đường yên lòng, sau đó chỉ cầm máy ảnh nặng cồng kềnh lên chụp hình, không những chỉ chụp mơ hạnh dại, mà còn có cuộc sống sinh hoạt của mọi người trong bản làng.
Sau khi nhìn thấy không ít người dân bản xứ, Yến Thanh Đường là người đầu tiên phá vỡ thế trầm mặc, hỏi Túc Chinh: “Thuốc mà bọn họ đang hút, là dùng giấy tự cuốn thành đấy à?”
Cũng không có gì lạ khi Yến Thanh Đường chú ý đến điều này, những điếu thuốc mà dân bản xứ cầm trên tay vừa nhìn là thấy đó là giấy từ báo chí vứt bỏ. Đây là lần đầu tiên Yến Thanh Đường được nhìn thấy loại thuốc lá mộc mạc thế này.
Bản làng nằm trong hẻm núi, đặc thù về địa hình khiến cho đỉnh núi này luôn có mây mù lượn lờ. Sương mù đó hoàn toàn không có kết cấu, khi lên khi xuống, nhìn lại thì trông nó như một vị thần linh đang phun sương nuốt mây trên trời vậy.
Còn dưới chân núi thì con người đang phì phèo điếu thuốc, cũng phun sương nuốt mây, tạo nên ‘bản đan xen’ thú vị cùng sương mù trên đỉnh núi.
“Đúng vậy, đây được gọi là thuốc Mohe.” Túc Chinh giới thiệu với cô, “Dân bản xứ sẽ dùng báo chí hoặc những loại giấy vụn khác, đổ thuốc lá vào rồi cuộn thuốc lá lại xoắn thành một vòng tròn, thế là một loại thuốc dân gian được làm ra bằng cách dễ dàng như thế.”
“Nghe nói thứ này đến từ Liên Xô vào những năm 1930.” Lục Thừa Phong cũng có chút kiến thức, “Ở Tân Cương cũng có, nhưng mấy năm này dường như đã rất hiếm tìm thấy được.”
Hạt giống và phương thức trồng thuốc lá Mohe là do một Hoa Kiều từ Liên Xô mang về Tân Cương. Thậm chí sự tồn tại của cái tên Mohe, cũng là phiên âm từ tiếng Nga— Maheliga.
(*) Ở VN mình, nó được gọi là thuốc lào.
Khí hậu vùng Tân Cương rất thích hợp để gieo trồng thuốc Mohe. Bề ngoài của thuốc lá Mohe có dạng hạt vàng xanh dương, người dân địa phương đã nghiền nát lá và thân của cây thuốc lá rồi đem đi phơi nắng, vì được gia chế thủ công nên sản phẩm làm ra có phần thô ráp.
Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư
Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.