Lương Uyển không hề biết việc Trình Liên Thư và Lương Liên Thấm gặp nhau, họ đã lướt qua nhau trong bệnh viện mà không hề chạm mặt.
Cũng như những lời cô đã nói với Trình Liên Thư hôm đó, sau khi làm xong thủ tục xuất viện cho bà, Lương Uyển không quay lại thăm bà lần nào nữa.
Vào mùa hè, con đường rợp bóng cây có thể che khuất bầu trời xanh, ánh sáng dịu nhẹ xuyên qua kẽ lá rơi xuống, một tấm ảnh chụp tùy hứng, sau khi chỉnh màu, trông chẳng khác gì cảnh trong một bộ phim thanh xuân.
Giờ đây nơi đó trơ trụi, cành hoè treo đầy lồng đèn, cửa kính các cửa hàng ven đường dán đầy hoa văn đỏ. Tuyết khi rơi khi ngừng, phủ một lớp mỏng màu trắng lạnh lẽo lên sắc đỏ ấy.
Lúc này, Bắc Kinh trở nên yên tĩnh lạ thường.
Lương Uyển không về quê ăn Tết, mà ở lại cùng với những người bản địa.
Cô cầm ô xuống lầu mua hoa quả, đồ giao đến nhà lúc nào cũng không vừa ý cô. Nguyên nhân chính là cô muốn ra ngoài hít thở, ở trong phòng xử lý chuyện tài chính quá lâu khiến tâm trạng bí bức.
Sau Tết, công ty sẽ cử cô đến Hồng Kông để gặp một khách hàng khó tính, nên bây giờ cô chỉ muốn được thư giãn.
Con đường ướt sũng, mờ mờ phản chiếu vệt bánh xe lăn qua. Lương Uyển đứng thất thần trước cửa tiệm nhỏ, nhớ lại ngày làm thủ tục xuất viện.
Hôm đó Lương Liên Thấm rất yên lặng, khi được đẩy ra ngoài trên xe lăn, ánh mắt bà cũng không có tiêu điểm, nhìn đăm đăm vào khoảng mười mét phía xa. Mỗi khi suy nghĩ, bà đều như vậy – tóc dài buông trên vai, rất lâu không hoàn hồn.
Vẻ mặt thất thần ấy giống như khi ông bà ngoại qua đời, linh hồn dường như cũng bay mất theo.
Khi ông bà còn sống, Lương Liên Thấm thường xuyên cãi vã với họ, rồi mang những bất mãn về trút lên Lương Uyển. Nghe mãi thành quen, hình tượng ông bà trong lòng Lương Uyển từng là đại diện cho sự kiểm soát quá mức.
Nhưng sau này, cô lại cảm thấy có lẽ ông bà đã đúng.
Vì cô thấy Lương Liên Thấm chẳng có gì là đúng cả.
Kẻ thù của kẻ thù là bạn, chắc là tâm lý kiểu như vậy.
Lương Uyển không biết lần này Lương Liên Thấm thất thần là vì lý do gì, cũng chẳng quan tâm.
Khi bước ra khỏi tiệm hoa quả, dường như mưa đã tạnh.
Lương Uyển đưa tay ra ngoài ô, giữ yên một lúc mà không thấy giọt mưa nào, cô liền thu ô lại, vẫy vẫy nhẹ, lúc này điện thoại trong túi reo lên.
Là Lương Liên Thấm.
"Tiểu Uyển, đêm giao thừa con đến khách sạn ăn bữa cơm tất niên với mẹ đi, mẹ đã đặt phòng riêng rồi."
Lương Uyển cầm túi nhựa và cây ô bằng tay phải, cúi đầu dùng đầu ô đâm nhẹ vào khe gạch trên vỉa hè. Một lúc sau, cô đáp: "Không đến."
Lương Liên Thấm im lặng một lát, rồi nói: "Tết rồi, đừng giận mẹ nữa có được không? Mẹ hiếm khi trở về, muốn cùng con đón Tết."
Nước bẩn trong khe gạch bị cô đâm mạnh văng lên, để lại vài vết không rõ ràng trên đôi giày đen.
Lương Uyển vốn không thích những đoạn kết viên mãn trong phim, cảnh cả nhà làm bánh chẻo sum họp rất giả tạo.
Cô cười nhạt, rồi lười nhác nói: "Làm sao đây, tôi muốn đón với người khác cơ."
"Chu Lịch à?"
Lương Uyển không trả lời, xem như ngầm thừa nhận.
Đầu dây bên kia lại im lặng hồi lâu, rồi nói: "Cậu ấy còn người thân ở trong nước."
Ngụ ý là Chu Lịch phải đón Tết cùng gia đình.
Lương Uyển cũng đã nghĩ tới chuyện đó, nên mới không trả lời Lương Liên Thấm.
Những năm trước, cô đều một mình đón Tết.
Lương Uyển vốn không có cảm giác gì đặc biệt với các dịp lễ, sinh nhật, với cô chỉ là kỳ nghỉ. Có khi ăn đồ mang về rồi cày phim tới khuya, có khi ngủ liền một mạch.
"Vậy thì tôi tự đón Tết."
Tạ Vãn Hinh và Trần Tri Nguyên đã quay về Hàng Châu, gia đình họ ở đó. Ở lại Bắc Kinh chỉ còn Chu Lịch, cùng với những người bản địa như Phương Nguyện và Từ Phi Lâm. Ngay cả Trần Nghiễn cũng bay sang quốc gia gần xích đạo để nghỉ Tết cùng gia đình.
"Nếu... cả gia đình Chu Lịch cũng ăn tất niên cùng chúng ta thì sao?"
Nghe vậy, Lương Uyển đứng khựng lại ở cửa tiệm.
Lúc đó không có mấy khách, cô quên mất mình đang chắn lối ra vào, đến khi có người nhắc nhở phía sau, cô mới hơi lúng túng tránh sang một bên.
Chuyện này là không thể.
Lương Liên Thấm và Trình Liên Thư đã mười mấy, hai mươi năm không gặp. Dù Trình Liên Thư đồng ý, Lương Uyển cũng không tin Lương Liên Thấm có đủ dũng khí để hàn gắn.
Cô cười mỉa: "Được thôi, bà làm được thì cứ làm."
Câu nói như bông tuyết bị gió cuốn bay, Lương Uyển chẳng hề tin là thật.
Chu Lịch sẽ đáp xuống Bắc Kinh vào chiều nay, anh vừa kết thúc chuyến công tác hai ngày ở Thượng Hải. Lương Uyển nhìn đồng hồ, vội vàng quay về nhà, sau đó thay đồ rồi bắt taxi đến sân bay.
Cô thực sự quá buồn chán.
Trời âm u ẩm ướt, đường phố vắng lặng, bạn bè cũng chẳng ở bên, đến cả hình dáng cành hoè dưới lầu trông thế nào, cô cũng sắp thuộc lòng vẽ ra được.
Dù rất thích mùa đông, nhưng lúc này lại thấy nó thật lạnh lẽo và điêu tàn. Cô bỗng thấy không quen khi một nơi từng náo nhiệt lại trở nên đìu hiu.
Lương Uyển rất nhớ Chu Lịch.
Chỉ mới hai ngày thôi mà cô thấy như hai tuần.
Gọi video cũng không giải toả được, chắc là cô mắc chứng "thèm tiếp xúc thể xác", nhớ cảm giác được chạm vào anh. Chỉ cần một cái ôm thôi, đừng qua lớp áo lông dày cộp.
Trên cây cầu vượt dẫn ra sân bay, những toà nhà phía xa đều ẩn mình trong sương mù, nhìn như một vùng hoang vắng. Màu xám nhạt ấy giống như nhỏ một giọt mực vào bể nước trong, từ từ lan rộng.
Lương Uyển nhìn ra ngoài cửa sổ, móng tay vô thức bấm vào lòng bàn tay.
Liệu cô có kịp đến không?
Có lẽ lúc này, một chiếc xe chở Chu Lịch đang chạy tới từ chiều ngược lại, rồi lướt qua cô...
Cô không nói với Chu Lịch là mình sẽ đi đón, còn mua một bó hoa tươi giản dị – chỉ có tulip trắng và hồng, gói bằng giấy kính trong, buộc thêm một dải ruy băng.
Cả đời này Lương Uyển chưa từng tặng hoa cho ai.
Cô không phải người lãng mạn, thậm chí có chút bài xích sự lãng mạn sến súa.
Nhưng Lương Uyển đang cố đặt mình vào vị trí của người khác.
Chu Lịch đã từng tặng cô một bó hoa khi họ còn ở Na Uy, nơi góc phố được ánh nắng yêu chiều ấy. Sau khi về nước, tuy anh không tặng hoa nữa, nhưng mỗi lần cô đến nhà Chu Lịch, trong bình thủy tinh đều có một bó hoa mới — tulip.
Lý do cô thích hoa tulip rất đơn giản, vì cô thấy nó đẹp, thậm chí chưa từng tìm hiểu về ý nghĩa của loài hoa ấy.
Cô không biết Chu Lịch thích hoa gì, chỉ có thể lấy loài hoa mình yêu nhất để tặng anh.
Sau nhiều năm, đây là lần đầu tiên Lương Uyển cùng mẹ đón Tết ở cùng một thành phố, nhưng lại cảm thấy cô đơn và bứt rứt chưa từng có. Chẳng ai biết tại sao.
Cô bướng bỉnh nghĩ, may mà mình còn có Chu Lịch.
Đến sân bay, Lương Uyển chen vào đám người đang đón người thân, tuy không tranh giành nhưng lại đứng được ở hàng đầu tiên. Cô không thấp, nhưng cũng không cao, mặc đồ xám, trông không nổi bật, rất dễ bị người ta bỏ qua.
Chuyến bay đã hạ cánh được một lúc, cô chờ thêm hơn hai mươi phút mà vẫn không thấy anh, trong lòng bắt đầu lo lắng, không biết có nên tiếp tục chờ nữa không.
Có lẽ Chu Lịch đã đi mất rồi.
Lương Uyển rời khỏi đám người, do dự định gọi điện hỏi anh.
Vừa cúi đầu, một cánh tay mạnh mẽ vượt qua vai cô, kéo cô vào lòng.
Tim cô thắt lại trong khoảnh khắc ấy, nhưng khi nhận ra mùi hương quen thuộc thì lại thả lỏng, tim vẫn đập loạn.
Lương Uyển bật cười, đấm nhẹ vào ngực Chu Lịch: "Nơi đông người đấy, buông ra đi."
Chu Lịch không để ý ánh nhìn của người khác, bàn tay trượt từ lưng cô xuống eo, hơi nghiêng người ra sau để nhìn rõ mặt cô.
"Sao em lại đến đây?"
"Không có việc gì làm, nên muốn trải nghiệm cảm giác đi đón người." Lương Uyển đưa hoa ra, "Sao anh ra muộn vậy? Em cứ tưởng anh về rồi."
"Máy bay bị hoãn."
Chu Lịch nhìn cô thật lâu, nhận lấy bó hoa, tay cũng chạm lên mu bàn tay cô, nắm luôn cả tay lẫn hoa. Lương Uyển không thể rút tay ra được.
"Anh nhớ em."
Chu Lịch lại ôm cô vào lòng, nhắm mắt, cằm đặt lên vai cô.
Dù anh đã nói câu đó không chỉ một lần, nhưng Lương Uyển vẫn chưa quen, mím môi lí nhí đáp: "Em cũng vậy."
Chu Lịch bật cười khẽ.
Với cô, đó là một bước tiến lớn.
Trên những cánh hoa tulip còn vài giọt nước do cửa hàng hoa xịt lên, cánh hoa rực rỡ như đôi môi tô son của cô.
Chu Lịch quay mặt đi, nắm tay cô cùng hoa kéo ra ngoài.
Lương Uyển không muốn hôn ở sân bay đông người, chắc cô sẽ xấu hổ đến chết mất.
Về đến nhà, Chu Lịch mới buông tay cô ra, gọn gàng đẩy vali vào góc, cởi áo khoác và khăn quàng. Anh rửa tay, còn Lương Uyển thong thả rót một cốc nước. Dù là mùa đông, cô vẫn uống nước lạnh – một thói quen.
Vừa đưa nước vào miệng, có người từ phía sau dán sát vào, hơi ấm nhanh chóng truyền đến.
Chu Lịch dùng ngón tay xoay cằm cô lại, ánh mắt rơi lên đôi môi long lanh, rồi cúi xuống hôn.
Ly thủy tinh bị đặt xuống, phát ra tiếng "cạch" giòn tan trên mặt đá cẩm thạch.
Lương Uyển vòng tay qua cổ anh, để mặc anh chen giữa hai chân mình.
Hai người cuống đến mức không kiềm được.
Cô nghĩ vậy.
Dấu vết kéo dài đến chiếc ghế sofa rộng rãi. Môi Lương Uyển bị hôn đến tê dại, nụ hôn dần dần chuyển sang nơi khác. Tai cô đỏ ửng, làn da từ xương quai xanh đỏ hồng lên. Chu Lịch chẳng có chút mệt mỏi nào sau chuyến đi, bế cô – người cả ngày ở nhà – vào phòng tắm. Lương Uyển bám chặt lấy vai anh, nhìn thấy vết nước nhỏ giọt xuống sàn nhà khi đi qua, mặt cô đỏ bừng như tôm luộc, co người lại, nhưng lại bị anh mở ra.
Dưới vòi sen, Chu Lịch vừa xoa chỗ hông đau nhức của cô, vừa không hề giảm lực. Cơn thèm khát da thịt trong cô bị anh "trị" triệt để.
Vật lộn đến tận nửa đêm, bụng Lương Uyển kêu "rột rột".
Chu Lịch ôm cô ngâm trong nước ấm.
"Chưa ăn tối à?"
Lương Uyển lờ đờ đáp: "Ừm... Em đi thẳng ra sân bay đón anh mà."
Anh kiên nhẫn giúp cô tắm rửa sạch sẽ, sấy tóc khô, đặt cô lên giường ngủ một chút, rồi vào bếp nấu vài món ăn. Dù anh đã hai ngày không về nhà, nguyên liệu chẳng còn nhiều, nhưng vẫn xoay xở nấu được vài món ngon.
Lương Uyển duỗi chân lên đầu gối anh, vừa ăn vừa hỏi: "Đêm Giao Thừa, mình đón năm mới cùng nhau chứ?"
Chu Lịch ngẩng đầu: "Tất nhiên rồi."
Lương Uyển cười khẽ, cúi đầu ăn sạch bát canh cà chua.
Fingerprint nghỉ Tết muộn hơn Voss một ngày. Đến khi cả hai đều được nghỉ, Lương Uyển mới nhận ra thể lực của Chu Lịch sung mãn đến mức nào. Anh còn ha.m mu.ốn hơn cả thời ở Na Uy, cho cô nhiều hơn nữa. Có hôm vừa ngủ dậy đã bị anh lôi kéo hơn một tiếng, phải đi tắm lại. Nhưng họ cũng xem như ngang tài ngang sức, có khi Chu Lịch đang làm việc trong thư phòng, Lương Uyển mặc mỗi chiếc áo ngủ ngồi lên đùi anh khiêu khích, bị khiêu khích rồi, anh kéo áo cô lên, chẳng chút ngăn cách mà cắn xuống, môi lướt qua khiến cô ngửa đầu run nhẹ.
Lương Uyển rút ra một kết luận: Thời ở Na Uy, anh giả vờ quá giỏi, giữ hình tượng lịch sự, tiết chế – nhưng thực chất không phải vậy.
Cô thật ra chưa hiểu hết về anh.
Cũng chưa hiểu hết về chính mình.
Hai tám, hai chín Tết, cả Lương Uyển và Chu Lịch đều bận rộn mua thêm đồ ăn, cô chuyển tất cả các gói quà vặt đặt mua online sang nhà anh.
Kỳ nghỉ này, cô định bám lấy anh, đóng cửa lại để "không biết xấu hổ".
Bắc Kinh vắng vẻ hơn hẳn, ngoài đường chẳng có mấy ai, càng không dễ gì gặp người quen. Những ngày tách biệt với công việc và giao tiếp xã hội khiến Lương Uyển nhớ đến Na Uy. Gần như giống hệt.
Không ai soi mói hay phán xét cô, chỉ cần tận hưởng niềm vui là được.
Cô từng hỏi Chu Lịch có nên về đón Tết với gia đình không. Chu Lịch bảo mùng Một sẽ về. Nhà anh không có quy định nhất định phải ngồi gói bánh vào đêm Giao Thừa, hơn nữa, cũng chẳng thiếu lần nào.
Lương Uyển nghĩ, bọn họ từng năm nào cũng đón Tết cùng nhau.
Giống như người giàu chẳng bận tâm chuyện mất một ngàn đồng, họ cũng không coi trọng việc bỏ lỡ một bữa cơm.
Nhưng với người nghèo, một ngàn đồng là thứ đáng mơ ước.
Nếu là người khác, có lẽ sẽ thấy cô quá bướng bỉnh. Có bạn gái nào lại yêu cầu bạn trai bỏ mặc gia đình để đón Tết cùng mình? Nhưng Lương Uyển lại không nghĩ đến chuyện đó.
Cô một cách tự nhiên đã tách biệt cô, Chu Lịch và khái niệm "gia đình".
Bất kể là phía Lương Liên Thấm hay Trình Liên Thư.
Nhưng đã có người nhắc nhở cô.
Trong điện thoại, Lương Liên Thấm nói: "Liên Thư đã đồng ý rồi. Cả nhà họ và nhà mình sẽ cùng ăn bữa cơm tất niên ở khách sạn, con dẫn Chu Lịch đến nhé."
Lương Uyển nghe tiếng nước róc rách trong phòng tắm, bước ra ban công: "Tôi và Chu Lịch tự ăn với nhau thôi."
"Con đã đồng ý với mẹ rồi mà."
Lương Uyển không trả lời.
Lương Liên Thấm chất vấn: "Con bị sao vậy? Con nghĩ Chu Lịch thật sự không muốn đón năm mới cùng gia đình sao? Nhà người ta... không giống nhà mình, rất hạnh phúc."
Đây là lần đầu tiên Lương Liên Thấm thừa nhận — họ không hạnh phúc.
Lương Uyển cau mày.
Bà lại nói: "Cả nhà người ta hiếm khi có dịp đón Tết ở Bắc Kinh, mà con lại bắt họ tách ra ăn riêng, vậy có được không? Điều này khiến Liên Thư... Trình Liên Thư sẽ nhìn mẹ thế nào? Chỉ cảm thấy mẹ không dạy dỗ được con, đến lễ nghĩa cơ bản cũng không hiểu."
Đón Tết cùng gia đình là điều cơ bản sao?
Những hình ảnh cuối cùng khi bạn bè, đồng nghiệp rời Bắc Kinh lần lượt hiện lên trong đầu cô — gương mặt ai cũng tràn đầy mong chờ, mong được về nhà.
Lương Liên Thấm nói tiếp: "Nếu con không đến, Chu Lịch chắc chắn sẽ không đến. Giờ nó chiều con rồi, con đến thì nó sẽ đến. Con tự suy nghĩ lại đi."
"Đến rồi thì hai nhà cùng ăn cơm, cũng có thể bàn về tương lai của hai đứa. Sang năm con ba mươi tuổi rồi, không còn nhỏ nữa. Nếu đã có người yêu thì nên cưới đi, tranh thủ trước khi thành sản phụ lớn tuổi thì sinh con. Sau khi kết hôn, con với họ là người một nhà, lễ Tết cũng nên cùng nhau đón."
Lương Uyển có rất nhiều điều muốn phản bác, nhưng hôm nay cô thật sự quá mệt.
Cô và Chu Lịch vừa đi siêu thị, mua hết hơn hai nghìn tệ đồ, mới mang về nhà. Chu Lịch đang dọn dẹp, cô không muốn chỉ đứng nhìn nên cũng cùng anh làm. Cô còn tranh thủ viết vài bản thảo. Cả ngày không được rảnh tay.
Lời của Lương Liên Thấm như xi măng đổ vào đầu, khiến đầu óc cô như bị bịt kín.
Cô "cạch" một tiếng cúp máy.
Chu Lịch bước ra từ phòng tắm, tóc còn ướt đẫm. Tóc anh dài hơn trước, vẫn chưa kịp đi cắt, mái tóc ướt rũ mềm mại trước trán.
Lương Uyển nhìn anh, lòng như gợn sóng.
Khi anh ôm cô, cô nói: "Chu Lịch, anh vẫn nên ăn cơm tất niên với gia đình đi."
Chu Lịch nhíu mày, ngón cái khẽ ấn lên má cô: "Đã nói là anh đón Tết cùng em mà."
Lương Uyển bị anh cù đến ngứa, nhưng lần này cô không trốn tránh như trước, nghiêm túc nói với anh: "Chúng ta cùng đi."
Chu Lịch khựng lại, trong đôi mắt sâu thẳm như có ánh sáng lấp lánh.
"Em bằng lòng sao?"
Lương Uyển đặt tay lên vai anh, lặng lẽ nhìn anh.
Ánh mắt anh cũng giống như những người sắp về nhà — tràn đầy mong đợi.
Quả nhiên, trước đó anh chỉ đang nhường nhịn cô, vì cô mà hy sinh và chịu đựng sự tùy hứng.
"Ừ, em bằng lòng. Tối mai ở khách sạn Hoa Viên, cứ tình vậy đi."
Cô buông anh ra, đưa tay xoa mái tóc ướt mềm của anh.
"Để em sấy tóc cho anh."
Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư
Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.