Ban đầu nói rằng bạc trong nhà phải nộp đủ, đợi đến Tết sẽ may áo may giày, mua thịt cho đám trẻ.
Nhưng mọi người thử nhìn xem, ngoài nhà ta ra, ai mà chẳng có bạc giấu riêng?
Nhìn quần áo ta và đệ đệ mặc, rồi nhìn sang quần áo của bọn họ xems, tổ mẫu dựa vào đâu mà dám nói là 'không thiên vị'?"
"Hôm nay ta không cẩn thận đụng đổ rổ kim chỉ của tam thẩm—không ngờ bên trong lại giấu tận ba quả trứng!"
"Đám gà này vốn do mẹ ta nuôi.
Mỗi sáng tổ mẫu luộc hai quả, tự ăn một quả, quả còn lại thì chia cho Đông Tử và Chiêu Đệ.
Đệ đệ ta chỉ biết đứng bên cửa nhìn, vậy mà chưa bao giờ được chia dù chỉ nửa cái lòng đỏ."
"Cái đó cũng thôi đi!
Nhưng ngay cả số trứng dư thừa, tổ mẫu cũng lén lút đem chia hết cho nhà đại bá và tam thúc!
Hôm nay ta chỉ muốn hỏi một câu—chúng ta rốt cuộc có phải người Triệu gia hay không?"
"Nếu phải, tại sao lại đối xử bất công đến thế?
Nếu không phải, vậy thì mọi người cũng biết chuyện năm đó Dư gia đưa một trăm lượng bạc rồi nhỉ?"
"Số bạc đó vốn dĩ là Dư phu nhân cho mẹ ta vì đã nuôi dưỡng ta.
Vậy thì hôm nay, tổ mẫu cứ lấy một trăm lượng ra đây, để lý trưởng làm chủ, chia nhà chúng ta ra riêng đi!"
05
Vừa nghe ta nhắc đến một trăm lượng bạc, tổ mẫu lập tức tháo giày ra ném thẳng về phía ta.
Ta nghiêng đầu tránh, nên không trúng.
"Con nha đầu không biết sống chếc này! Cái gì mà 'tiền nuôi dưỡng' hả?
Nói thử xem, ai nuôi ngươi lớn? Ngươi ăn cái gì, mặc cái gì, chẳng phải đều từ lão nương này mà ra sao?
Vậy mà còn dám mở miệng đòi tiền? Xem ta có đánh chếc ngươi không!"
Tổ mẫu định xông lên, nhưng bị đại bá giữ lại.
*
"Phán Nhi, đều là người một nhà, sao con có thể nói những lời bôi nhọ chúng ta như vậy?"
Đại bá chau mày, giọng điệu mang theo trách cứ.
Ta không hề sợ hãi, lớn giọng cãi lại:
"Vậy đại bá thử nói xem, lời nào của ta là sai?
Ruộng nhà mình là ai cày cấy? Đúng là đại bá và các đường huynh làm—nhưng có khi nào mẹ ta không theo cùng?
Cỏ dại trong ruộng là ai nhổ hết đợt này đến đợt khác? Chính là mẹ ta một mình làm!
Mỗi lần đến lúc làm cỏ, đại bá mẫu lại đau đầu, tam thẩm thì phải ở nhà trông con nấu cơm.
Đến mùa gặt, đại bá phụ thương bá mẫu nên không cho bà ấy ra đồng, tam thẩm thì vẫn cứ ở nhà nấu cơm.
Chỉ có mẹ ta, mọi người làm đến khi nào, mẹ ta làm đến khi ấy.
Vậy tại sao đệ đệ ta lại không có nổi một quả trứng để ăn?"
"Đại bá thử nhìn bá mẫu và tam thẩm, rồi nhìn lại mẹ ta đi!"
"Mẹ ta số khổ, nhưng đó không phải lý do để các người ức h.i.ế.p nhà ta!
Hôm nay, tổ mẫu phải cho một lời giải thích.
Nếu không, thì lấy bạc ra đây, chia nhà đi!"
*
Ta biết rõ, chuyện chia nhà là không thể.
Chuyện lớn thế này, làm sao có thể chỉ vì lời của một đứa con gái như ta mà thành được?
Ta chỉ muốn đệ đệ ta có một quả trứng ăn mỗi ngày mà thôi!
Cuối cùng, lý trưởng đứng ra làm chủ—ngoài hai quả trứng mỗi sáng tổ mẫu giữ lại, số còn lại ba nhà chia đều.
Còn ta, bị đánh mười roi.
Nhưng đó cũng là kết quả tốt nhất mà ta có thể giành được rồi.
Từ đó trở đi, không ai trong nhà thèm nói chuyện với ta nữa.
Cả thôn đều biết tên ta.
Còn nhỏ mà đã chanh chua đanh đá thế này, lớn lên ai mà chịu nổi?
Không ai muốn chơi với ta.
*
Mỗi ngày hoàng hôn, ta đến chính phòng lấy hai hoặc ba quả trứng.
Ngoại trừ một quả dành cho Thanh Hòa, số còn lại đều vào bụng cha ta.
Mẹ không dám tranh, chỉ có thể trơ mắt nhìn cha gắp trứng ra khỏi nồi.
Mùa đông không có áo bông dày, Thanh Hòa đi theo ta, nước mũi chảy dài.
Đệ đệ muốn ra ngoài chơi, ta liền dẫn đệ ấy ra đầu thôn, ngồi xổm xuống đất dạy đệ viết chữ.
"Tỷ tỷ, tại sao phải học chữ?"
"Đệ học được chữ, sau này sẽ được ăn trứng no nê."
"Thật không?"
Đôi mắt to tròn của Thanh Hòa sáng rực lên, đầy vui mừng.
"Ừ!"
*
Lần đầu tiên ta gặp Thủy Sinh, chính là vào lúc ấy.
Nhà hắn họ Tống, là dân ngoại lai.
Nghe nói là họ hàng xa của lý trưởng, vừa đến đã mua gần một trăm mẫu đất ngay ở đầu thôn, còn dựng hẳn một cái sân viện cực lớn.
Ruộng nhà hắn cũng không tự làm, mà thuê người cày cấy.
Hắn không giống với đám thiếu niên trong thôn, ngược lại có chút khí chất giống với các công tử nhà họ Dư.
Da trắng trẻo, tướng mạo đoan chính.
Quần áo, giày dép luôn sạch sẽ, trên người mang theo sự kiêu ngạo chỉ có tiền bạc mới nuôi dưỡng được.
Hắn cúi đầu nhìn ta dạy đệ đệ viết chữ.
Nhưng chẳng nói lời nào, chỉ lặng lẽ đi qua cầu gỗ, trở về nhà.
Nhà hắn cách thôn không xa cũng chẳng gần, vừa đủ để giữ khoảng cách.
Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư
Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.