Gần đây, Lý Xuân Hồng rất phiền muộn.
Cô bé bị sâu răng, suốt ngày đau răng.
Tôi khoanh tay, nhìn cô bé tìm cách chối tội.
Cô bé ôm má, quát lên: "Do di truyền đấy! Mẹ em cũng hay đau răng lắm!"
Tôi nhướng mày: "Mẹ em cũng trốn ăn bánh đào lúc nửa đêm rồi không chịu đánh răng à?"
Lý Xuân Hồng lập tức xìu xuống, ngoan ngoãn để tôi kéo đến phòng khám nha khoa.
Tôi dùng hết nửa tháng tiền dạy thêm, cuối cùng cũng chữa xong hàm răng hỏng của cô bé.
Tiện thể nhổ luôn hai chiếc răng khôn mọc lệch một bên.
Theo lời bác bảo vệ dưới lầu, lúc đó ông ấy cứ tưởng bên trong có người đang g.i.ế.c lợn.
Lý Xuân Hồng xách một hộp bánh đào, theo sát phía sau tôi.
Cắn chặt bông cầm máu, phát ra tiếng "cót két cót két".
Nhìn bộ dạng oán thầm của cô bé, tôi không nhịn được mà xoa đầu cô bé.
Chậm rãi nói: "Chị làm vậy là vì tốt cho em thôi."
Thật là… Trước đây rõ ràng tôi ghét nhất câu này…
Lý Xuân Hồng hừ mũi, kiêu ngạo quay mặt sang chỗ khác.
Tôi thở dài, trong lòng thầm nghĩ:
Tôi thật sự là vì muốn tốt cho cô bé mà thôi.
Như vậy, đến năm ba mươi tuổi, cô bé sẽ không phải vì đau răng mà chẳng ăn được bánh sinh nhật nữa.
Về đến nhà, tôi lập tức chui vào bếp nhóm lửa nấu cháo.
Vừa nhổ răng xong, tốt nhất nên ăn đồ lỏng một thời gian.
Nồi cháo sôi lục bục trên lửa nhỏ, hương thơm ngọt ngào của gạo lan tỏa khắp phòng.
Lý Xuân Hồng vì chuyện tôi tịch thu bánh đào mà bày tỏ sự bất mãn kịch liệt, nói tôi ngược đãi trẻ con, muốn tuyệt thực để thể hiện ý chí.
Nhưng cuối cùng vẫn khuất phục trước bản năng ăn uống của con người, ngoan ngoãn bưng bát cháo lên húp lấy húp để.
Cô bé giận dỗi hơi lâu, đến khi chịu ăn thì trên mặt cháo đã kết một lớp màng trong suốt.
Hồi nhỏ, tôi thích nhất là lớp màng cháo này.
Lý Xuân Hồng bảo đó là tinh túy của cháo, rất bổ dưỡng, lần nào cũng gắp phần đó cho tôi ăn.
Đến khi hoàn hồn, trong bát tôi đã có thêm một mảng cháo màng nhăn nheo.
Khuôn mặt non nớt của Lý Xuân Hồng dần chồng khớp lên hình ảnh cô bé ba mươi năm sau.
"Chị ăn đi, bổ lắm đó."
Cô bé cười tươi, lộ ra hàm răng trắng bóng.
Nhưng động tác này kéo giật vết thương, cô bé lập tức chun môi, rên lên đau đớn.
Tôi cúi đầu im lặng.
Mới vừa nếm thử một miếng, nước mắt đã không kìm được mà rơi xuống, từng giọt từng giọt rớt vào bát cháo.
"Chị làm sao thế?" Lý Xuân Hồng hỏi.
"Chị bị hương thơm này làm cảm động quá." Tôi đáp.
Lý Xuân Hồng dùng tay áo lau mặt cho tôi, vừa lau vừa cằn nhằn:
"Đừng có làm như chưa từng thấy qua ấy, cháo trắng này có gì thơm đâu? Chờ Tết lên tỉnh, chúng ta cùng đi ăn món ngon!"
Tôi ngẩn người, không ngờ Lý Xuân Hồng lại định đưa tôi theo.
"Chị được mời à?" Tôi hỏi.
Lý Xuân Hồng vỗ ngực: "Em mời chứ! Muốn ăn gì có nấy! Giò heo kho tàu, tôm chiên giòn, cá quế xốt chua ngọt, thịt lợn chiên giòn… Cứ chọn thoải mái!"
Nước mắt lại một lần nữa làm mờ đi tầm mắt.
Rồi một giọng nói vang lên từ rất xa.
Trong trẻo, non nớt, mang theo sự hồn nhiên của trẻ con.
"Lý Xuân Hồng, chờ con có tiền rồi, con sẽ mời mẹ ăn tất cả những món ngon nhất trên đời! Mẹ muốn ăn gì cũng được! Lẩu cay, KFC, McDonald's, gì cũng có!"
Người phụ nữ Lý Xuân Hồng dịu dàng nhìn đứa nhỏ trước mặt, ôm cô bé vào lòng.
"Ây da, con gái của mẹ giỏi quá đi!"
Đứa trẻ ngẩng cao đầu, vênh váo đáp: "Ừ hứ! Sinh được con rồi thì cứ cười sung sướng đi thôi!"
"..."
Tôi hoàn hồn lại.
Vừa cười vừa rơm rớm nước mắt, ôm chặt lấy Lý Xuân Hồng đang giương nanh múa vuốt trước mặt.
Cô bé im lặng, khó hiểu nhìn tôi.
Tôi nhắm mắt, bỗng cảm giác thời gian trôi chậm lại, chậm đến mức như thể tôi có thể đuổi kịp những khoảnh khắc đang vuột mất của cuộc đời.
7
Sáng sớm ba mươi Tết, Lý Xuân Hồng đã dậy từ lâu.
Cô bé bận tới bận lui, dán giấy cắt hoa lên cửa sổ.
Tôi bị tiếng động làm tỉnh giấc, vừa ngáp vừa quen tay cầm lấy quả trứng luộc trên bàn.
"Không phải em định lên tỉnh đón Tết với mẹ sao? Còn bày biện làm gì?"
Lý Xuân Hồng tết hai b.í.m tóc thật đẹp, còn lấy một ít phấn đỏ từ câu đối chấm lên môi, cả người trông rạng rỡ hệt như búp bê trong tranh Tết.
Cô bé nhe răng cười với tôi: "Phải náo nhiệt mới có không khí Tết chứ! Trang trí một chút cho vui!"
Tôi nuốt trọn quả trứng, vừa rửa mặt vừa nói: "Vậy thì nhanh lên, đừng lỡ chuyến xe đấy."
Thành phố tỉnh lỵ sầm uất hơn hẳn huyện nhỏ, Lý Xuân Hồng đeo cái túi vải nhỏ, có vẻ hơi hoang mang.
Xe cộ qua lại tấp nập ở ngã tư, cô bé theo bản năng nép sau lưng tôi.
Tôi nhớ lại lần đầu tiên mình lên thành phố lớn học đại học, cũng từng rụt rè trước những con phố đông nghịt xe cộ như thế.
Tôi nhẹ nhàng gỡ tờ giấy ghi địa chỉ khỏi tay cô bé, quay sang hỏi đường một ông cụ bên cạnh.
Tôi đề nghị gọi taxi, nhưng Lý Xuân Hồng kiên quyết không chịu, nói muốn tiết kiệm tiền cho tôi.
Thời này, phương tiện liên lạc chưa phát triển.
Vậy nên, tôi đi mua một tấm bản đồ du lịch ở tiệm tạp hóa, vừa đi vừa dò đường, cuối cùng cũng tìm được đến nơi.
Mặt trời đã lên cao, lúc này đã là giữa trưa.
Tiếng pháo nổ râm ran trên phố, làm Lý Xuân Hồng giật mình, cứ bám sát lấy tôi.
Nhưng cô bé vô cùng háo hức, ríu rít suốt dọc đường không ngừng.
Cô bé kể về mẹ mình xinh đẹp ra sao, hiền lành thế nào, hồi trước thường xuyên mua kẹo và quần áo mới cho cô bé, là người mẹ tuyệt vời nhất trên đời.
Tôi không biết nhiều về ông bà ngoại, chỉ nghe nói năm xưa Lý Xuân Hồng đã cãi nhau đến mức cắt đứt quan hệ với gia đình, làm náo loạn một trận khó coi.
Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư
Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.