🔔 Tham gia cộng đồng đọc truyện online trên Telegram:  https://t.me/+_tC4EYqfkw83NTE1
Chương trước
Chương sau

Bốn mươi mốt - Tương Ly

Lại lần nữa cảm tạ Tiểu Lỗ tướng quân, ta đứng dậy trở về cung, trên đường về âm thầm suy đoán, có phải tình lang của Tĩnh An Công chúa tên là Tương Ly không, cái tên này đúng là không may mắn.

Khi ta kể cho mọi người nghe phát hiện của mình, Nhị ca không nhịn được cười: "Vĩnh Lạc rất nghịch ngợm, không thích đọc sách nên không biết cái này, thật ra Tương Ly chính là hoa thược dược đấy."

Cổ tịch có nói, thược dược từng được dùng làm hoa tiễn biệt, dùng để chia ly nên còn có tên là Tương Ly thảo.

Tĩnh An Công chúa cũng rất thích hoa thược dược sao?

Mặc dù hoa mẫu đơn và hoa thược dược có hình dáng giống nhau, nhưng một loài được xem là biểu tượng của sự phú quý, còn loài kia lại bị coi là loài hoa mang nhiều âm khí, thường chỉ được trồng trong các ngôi chùa.

Vào thời Tiền Ngụy, do phụ nhân rất sùng tín Phật giáo nên hoa thược dược được gọi là hoa trước cửa Phật và được ưa chuộng trở lại. Trên bia mộ của mẫu thân Tĩnh An Công chúa cũng có khắc hình hoa thược dược, và khi Tống Tuyết Ngọc đến gặp Trần Quý phi, nàng cũng mang theo hoa thược dược.

Không phải ngẫu nhiên mà kỹ nữ đứng đầu lầu Bất Như Vi Xướng, người không muốn được chuộc thân, lại có tên là Tiết Thược Dược.

Liệu tất cả những điều này có phải là sự trùng hợp không?

Mạnh Du Du đề xuất cứ thử tìm kiếm trong tất cả chính sử, dã sử, bút ký, du ký và các tài liệu lưu trữ từ khi Thái Tổ khởi nghiệp đến nay, thu thập tất cả những gì liên quan đến hoa thược dược.

Sau vài ngày miệt mài đọc sách, cuối cùng Nguyệt Lang đã tìm thấy một đoạn trong bút ký của một vị lão thần như sau:

"Tương truyền khi cung thành thất thủ, có một Trung tài nhân nhảy từ cung thành xuống để tuẫn tiết, nàng ta đã để lại lời nguyền cho đời. Tuy không thể tin hết toàn bộ những lời nguyền đó, nhưng hành động tiết nghĩa của nữ tử này rất đáng khen ngợi. Người thu nhặt hài cốt của nàng ta có tìm thấy cây trâm hoa thược dược của Trung tài nhân vỡ nát trong vũng máu, đối phương không khỏi rơi lệ."

Trung tài nhân là vị phần thấp nhất trong hậu cung triều Tiền Ngụy.

Có vẻ như vị Trung tài nhân này chính là người đã nguyền rủa Công chúa Đại Ngu trong truyền thuyết.

Trong đoạn văn này, có một chi tiết bị thiếu và một chi tiết được thêm vào. Chi tiết bị thiếu là đứa nữ nhi bà ấy ôm vào lòng cùng nhảy lầu với mình, còn chi tiết được thêm vào là cây trâm hoa thược dược trên đầu.

Bút ký của vị lão thần này phần lớn là ca ngợi Thái Tổ khai quốc, chỉ viết sơ sài một chút về chuyện triều Tiền Ngụy, vì vậy không bị cấm. Không ngờ trong chút ít manh mối ấy lại có thứ chúng ta đang tìm kiếm.

Bốn mươi hai - Tiết Thược Dược - Trung tài nhân - Tiết thị

Khi đặt tất cả thông tin đã biết lên bàn, chúng ta có thể xâu chuỗi thành một dòng thời gian.

Nếu nói không thể tìm ra mối liên hệ giữa Tiết Thược Dược và Tiết thị, thì sự xuất hiện của Trung tài nhân đã lấp đầy khoảng trống ở giữa.

Tiết Thược Dược là kỹ nữ hàng đầu không muốn được chuộc thân, một phần vì không muốn sống tù túng trong hậu viện của một người nam nhân, bị ám ảnh bởi việc sinh nam nhi, mặt khác có thể là vì bà ta đã sinh một người nữ nhi và âm thầm nuôi nó ở trong kỹ viện.

Nếu bà ta được chuộc thân, sẽ không thể chăm sóc nữ nhi mình được nữa.

Trong triều Tiền Ngụy lúc đó, nam nhân có thể "mượn củi" ngay cả chính thân nữ nhi của mình, huống chi là đứa con hoang của một kỹ nữ không biết sinh ra từ vị khách nào.

Chắc chắn Tiết Thược Dược sợ rằng người nam nhân si mê mình sẽ coi nữ nhi của mình là gánh nặng và gi.ết ch.ết nó ngay lập tức.

Sau khi Tiết Thược Dược qua đời, nữ nhi của bà ta đã được các nữ tử trong kỹ viện tiếp tục nuôi dưỡng, có lẽ cô nương ấy cũng xinh đẹp như mẫu thân mình.

Sau đó không biết vì duyên cớ gì, cô nương ấy lại vào được cung triều Tiền Ngụy, trở thành một phi tần cấp thấp nhất và sinh được một nhi nữ, đó chính là Tiết thị.

Có lẽ khi cung thành thất thủ, vị Trung tài nhân này không chịu nổi những thăng trầm và đau khổ của số phận nên đã muốn ôm nữ nhi nhảy xuống tường thành để kết thúc tất cả.

Tuy nhiên, tình mẫu tử đã khiến bà ta mềm lòng, cuối cùng bà ta đã để nữ nhi sống sót.

Không biết vì sao nữ nhi của bà ta lại quay về cung thành này, hoặc có thể đối phương chưa từng rời đi, cô nương ấy đã được nuôi lớn trong hoàng cung.

Theo sử sách ghi lại, Thái Tổ vốn tính cần kiệm, không muốn lãng phí sức dân, nên trong số cung nữ triều Tiền Ngụy làm việc nặng nhọc, ông đã chọn giữ lại một số người trung thực, đáng tin.

Vì vậy có thể cô nương ấy đã được một cung nữ làm việc nặng nhọc nhận nuôi, lớn lên cũng trở thành một cung nữ làm việc tay chân, thừa hưởng vẻ đẹp tuyệt thế của ngoại tổ mẫu và mẫu thân mình, cũng rất yêu hoa thược dược giống họ.

Vị vua trẻ đã đem lòng yêu bà ta, khi ấy Thái Tông mới lên ngôi, tuổi vừa đôi mươi, trong độ xuân thì nồng nhiệt, vừa gặp đã yêu...

Cuộc tình của họ đã được định sẵn là một bi kịch, vì vậy mọi điều về Tiết thị đều trở nên mờ nhạt, thậm chí bia mộ cũng không được khắc tên.

Bốn mươi ba - Ma tốt?

Trên đây là một câu chuyện "truyền kỳ" do Hồ Cảnh Viêm tổng hợp lại dựa trên suy đoán của mọi người và phát huy trí tưởng tượng của chính hắn ta.

Qua cách kể sinh động của hắn ta, ta và Mạnh Du Du đều không khỏi xúc động, đôi mắt đỏ hoe.

Tuy nhiên, sau khi cảm xúc lắng xuống, Mạnh Du Du mới lên tiếng: "Câu chuyện thật cảm động, nhưng liệu có liên quan gì đến Tống Tuyết Ngọc không?"

Hồ Cảnh Viêm lộ vẻ bối rối, ta thở dài rồi lén nhìn sang phía Nhị ca: "Cái đó, không phải có vị lão thần nói Tống Tuyết Ngọc đã được Thái Tổ gửi vào... Gửi vào lầu xanh..."

Nhị ca nhăn mày nhưng không nói gì, ngược lại còn gật đầu.

Nếu Tống Tuyết Ngọc đã quen biết Trung tài nhân trong lầu Bất Như Vi Xướng, hơn nữa họ đều là người trong hậu cung triều Tiền Ngụy, thì quả thật hai người này đã quen biết nhau rồi.

Nếu vậy, có lẽ hồn ma của Tống Tuyết Ngọc không gi.ết ch.ết Tĩnh An Công chúa, mà là đưa bà ấy đi.

Hồ Cảnh Viêm hỏi, vậy ai được chôn trong mộ Tĩnh An Công chúa? Nếu là mộ trống, tại sao lại viết những câu đó?

Mạnh Du Du nói: "Có lẽ là Tiết thị. Có thể Tiết thị không chết vào năm Khang Bình thứ hai, mộ phi tần chỉ là mộ vô chủ. Tĩnh An Công chúa tu hành khổ hạnh, chắc chắn phải có cung nữ hầu hạ bên cạnh bà ấy, có lẽ Tiết thị đã giả làm cung nữ hầu hạ để ra khỏi cung, mẫu tử hai người nương tựa vào nhau ở chùa Thanh Lương, xa lánh hậu cung."

Hồ Cảnh Viêm như có điều ngộ ra: "Người ta nói là Tĩnh An Công chúa đã mất vào năm hai mươi lăm tuổi, thực ra người qua đời chính là mẫu thân của Tĩnh An Công chúa, còn Tĩnh An Công chúa đã được Tống Tuyết Ngọc đưa đi, này, sao ta thấy Tống Tuyết Ngọc là một con ma tốt vậy."

Đúng vậy, nếu lúc đó không phải Tống Tuyết Ngọc đưa nữ nhi của Trần Quý phi đi, chắc chắn cô nương ấy đã bị Trần Quý phi tự tay gi.ết ch.ết, vì vậy nàng ấy mới nói mình là người đã chết.

Ta là đứa con đầu tiên sinh ra sau khi phụ hoàng lên ngôi, đại ca và Nhị ca đều được sinh ra khi ngài vẫn còn ở vương phủ.

Ban đầu tình cảm giữa phụ hoàng và mẫu hậu rất tốt, nhưng vì sự ra đời của ta, mối quan hệ giữa họ trở nên có hơi vi diệu, mãi sau này mới được hàn gắn lại, nhờ thế mà ta có thêm hai đệ đệ.

Lúc đó Trần Quý phi mới vào cung không lâu, một lòng muốn được sủng ái, chắc chắn bà ta đã nhân lúc mẫu hậu bị bệnh, phụ hoàng bận rộn cứu trợ thiên tai để mua chuộc cung nữ và bà đỡ, nếu là Hoàng tử thì mọi người đều vui vẻ, nếu là Công chúa thì sẽ giết.

Vì vậy ta tin rằng Tống Tuyết Ngọc sẽ không giết Tĩnh An Công chúa.

Mạnh Du Du nói: "Vậy tại sao bà ấy lại muốn giết Công chúa?"

Bốn mươi bốn - Lợi dụng vương tử một chút

Mạnh Du Du vẫn kiên quyết cho rằng người muốn giết ta chính là nữ quỷ, ta phản bác: "Có lẽ hôm đó bà ấy không phải đến giết ta, mà là muốn đưa ta đi."

Mạnh Du Du nói: "Có vẻ bà ấy không muốn để Công chúa gả đến Hoắc La."

Mắt ta sáng lên, mọi người lập tức cảm thấy không ổn.

Hồ Cảnh Viêm nói: "Công chúa định làm gì vậy, đừng nói là người định tự mình làm mồi nhử, tiếp tục đi gặp vương tử Hoắc La thêm lần nữa đấy nhé? Ta không đồng ý, ta không đồng ý, Tống lão nhị, ngài mau nhốt muội muội của ngài lại đi, nhanh lên."

Ta nhìn hắn ta hỏi: "Lỡ như một ngày nào đó bà ấy bất chợt đến đưa ta đi thì sao? Ta không thể trốn tránh cả đời được."

Nhị ca trầm ngâm một lúc rồi nói: "Chủ động tấn công, được."

Không lâu sau đã truyền ra tin đồn, Vĩnh Lạc Công chúa cho rằng Tiểu Lỗ tướng quân không hiểu phong tình, nói đến phong lưu tuấn tú, phong thái dị quốc của vương tử Sa Ma Ước mới thực sự khiến người ta không khỏi rung động.

Hơn nữa, việc Công chúa kết hôn ngoại bang có rất nhiều lợi ích cho Đại Ngu, ổn định được Hoắc La thì việc đánh Bắc Kỳ mới thuận lợi hơn.

Có lẽ Sa Ma Ước đã nghe được những lời này, hắn ta rất vui vẻ, còn mời ta đi dã yến bên sông Lưu Hoa.

Sông Lưu Hoa nổi tiếng vì trong sông có nhiều cá hoa đào, thịt cá hơi hồng như màu hoa đào nên được đặt tên như vậy, hương vị cực kỳ thơm ngon.

Ta phải thừa nhận, tên này rất giỏi lấy lòng người khác.

Ta vui vẻ nhận lời. Mặc áo giáp thêu chỉ vàng, mang theo thêm một số cao thủ trong cung, ta nghĩ rằng lần này mình nhất định sẽ dụ nữ quỷ xuất hiện thành công.

Không ngờ Hồ Cảnh Viêm cứ nhất quyết đòi đi theo, Mạnh Du Du nói: "Với võ công mèo ba chân của ngươi thì ngươi đừng có đi phá đám nữa, Tống lão nhị đã có sắp xếp rồi."

Nói thật, họ với Nhị ca ta cũng khá thoải mái, cứ gọi Tống lão nhị Tống lão nhị.

Tống lão nhị, Hồ lão lục, số hai với số sáu, nghe qua đã thấy điềm lành.

Bốn mươi lăm - Ma đến

Nói công bằng thì tay nghề nướng cá của vương tử rất giỏi, thơm giòn bon miệng, ngon thật.

Ta vừa ăn vừa khen, thỉnh thoảng còn liếc mắt đưa tình, khiến vương tử mừng rỡ trong lòng.

Sa Ma Ước nhìn ta nói: "Công chúa rất thú vị, Sa mỗ nhất định phải sống lâu một chút, ta không nỡ để người đi lấy người khác."

Nói xong hắn ta đưa tay về phía ta, ta đang không biết nên tránh hay không thì Nguyệt Lang đã nhét một miếng điểm tâm vào tay Sa Ma Ước và nói: "Đây là món điểm tâm do Công chúa sai ngự thiện làm, là món Công chúa thường ngày yêu thích, xin vương tử nếm thử."

Sa Ma Ước nghe vậy vội vàng nếm thử một miếng, không ngừng khen ngợi, ta thừa cơ lại liếc mắt đưa tình với hắn ta.

Ăn xong, ta nói với Sa Ma Ước: "Vương tử, trời cũng không còn sớm, không bằng chúng ta cùng về chung một xe nhé."

Trong lòng ta nghĩ, nếu nữ quỷ đến mà tình hình thực sự không ổn thì ta sẽ đẩy hắn ta ra chặn cho mình một chút.

Vì thế trong xe ngựa về thành có ba người là ta, Nguyệt Lang và Sa Ma Ước, tuy hơi chật nhưng may là xe ngựa khá lớn.

Giữa đường, bỗng nhiên ngựa hoảng sợ, rồi xuất hiện một nhóm nhỏ người áo đen, chiêu thức họ sử dụng đều rất lão luyện, các thị vệ đánh nhau không ngừng với họ.

Ta hơi kinh hãi, cứ ngỡ nữ quỷ chỉ hành động một mình, cùng lắm là dẫn theo ma nữ đạo tặc từ lầu Bất Như Vi Xướng mà thôi.

Ma nữ đạo tặc cũng đến, nàng ta che mặt, tay cầm một loại binh khí kỳ môn dài một thước bốn tấc, cố gắng xông vào xe ngựa, Nguyệt Lang đứng chắn trước mặt ta, trước đó ta cũng cho nàng ấy mặc áo giáp mềm chỉ vàng, ta biết nàng ấy đã quen bảo vệ ta nên mới chuẩn bị như thế.

Trong mắt Sa Ma Ước lóe lên ánh sáng sắc bén, tay hắn ta cầm lấy một thanh đao cong, tuy không lớn nhưng rất sắc bén, đao pháp điêu luyện, chiêu thức kỳ lạ, ma nữ đạo tặc bắt đầu đánh nhau với hắn ta.

Ta kéo Nguyệt Lang nhảy xuống xe ngựa, muốn tìm một nơi an toàn để trốn, bỗng nhiên cổ ta lạnh toát, ta cảm thấy một bàn tay lạnh như băng đang đặt trên cổ ta.

Nguyệt Lang hét lớn: "Buông Công chúa ra."

Tuy nhiên nữ quỷ vừa vung tay một cái, Nguyệt Lang đã ngã xuống đất.

Nữ quỷ vẫn đội mũ che mặt, bà ta nói với ta: "Ta không thích máu, uống nó đi, ngươi sẽ ra đi rất nhanh."

Trong tay bà ta xuất hiện thêm một cái bình đưa về phía miệng ta, còn ta hoàn toàn không thể tránh được... 

 
Chương trước
Chương sau
Trang web đọc truyện online hàng đầu Việt Nam, cung cấp kho truyện phong phú với các thể loại như tiên hiệp, kiếm hiệp, ngôn tình, truyện teen và truyện đô thị. Tất cả các tác phẩm đều được chọn lọc kỹ lưỡng bởi các tác giả và dịch giả uy tín, mang đến trải nghiệm đọc truyện tuyệt vời nhất cho bạn!
Liên hệ về bản quyền/quảng cáo: [email protected]

Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư

Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.