Sáng sớm hôm sau tỉnh dậy, lúc Lương Nguyên Kính đang ăn sáng, nghe thấy Dư lão hỏi: “Công tử, nương tử đâu rồi? Còn chưa dậy à?”
Lương Nguyên Kính suýt phun hết cháo trong miệng ra, ngẩng đầu kinh ngạc nói: “Nương tử gì cơ?”
“Thì là nương tử dưới quê Dương Châu của công tử đó.”
Dư lão trách móc liếc chàng.
“Công tử à, cậu cũng thật là, cưới vợ sao không nói, lại còn xinh đẹp như vậy, thoạt nhìn tưởng tiên nữ giáng trần không thôi. Cô ấy đi từ Dương Châu đến kinh thành tìm cậu, e là đã chịu không ít cực khổ.”
Lương Nguyên Kính: “……”
A Bảo tao nhã gật đầu: “Đa tạ đã khích lệ, Dư lão à, không ngờ ông đánh giá tôi cao tới vậy đó.”
Lương Nguyên Kính: “…………”
Dư lão lo lắng sốt ruột nhìn đồ ăn trên bàn: “Cũng không biết bàn này có đủ để nương tử ăn không nữa, đêm qua cô ấy đã ăn sạch cả nồi bánh súp, ui, chắc là đi đường đói dữ lắm.”
“……” A Bảo đen mặt, “Cảm ơn, cái này không cần nói ra đâu.”
Lương Nguyên Kính buông đũa xuống, thản nhiên nói: “Không có nương tử gì cả, tối qua do thúc nằm mơ thôi.”
Dư lão sửng sốt: “Sao thế được? Tôi thấy rất rõ…”
“Thúc nhìn lầm rồi.”
Lương Nguyên Kính thật thà đáng tin cắt lời ông ấy, lau miệng đứng dậy, hôm nay là ngày chàng đến bình phẩm ở hoạ viện.
Trước khi ra cửa, A Bảo thấy vẻ mặt của Dư lão còn hoài nghi ngồi ngơ cả người ra, nội tâm có hơi không đành lòng, quay đầu trách cứ Lương Nguyên Kính: “Anh nói mấy lời đó với ông ấy làm chi? Dư lão sẽ cảm thấy mình già đồ lú lẫn đó.”
“Là em không nên nói vậy với ông ấy.”
A Bảo dừng lại, tinh tế quan sát sắc mặt chàng: “Giận à?”
Lương Nguyên Kính lắc đầu: “Không có.”
A Bảo giật giật khóe môi: “Đến mức đó sao, tôi chỉ đùa chút thôi mà?”
Lương Nguyên Kính xoay người nhìn nàng, nói: “Không phải em đã nhắc nhở tôi, em chết rồi à? Nếu là vậy, em cũng không nên dùng hình hài người sống xuất hiện bên cạnh người quen của tôi, càng không nên đùa dai với họ gì mà ‘nương tử’, nếu vậy lỡ một ngày em không còn nữa, tôi biết giải thích sao với họ đây?”
“……”
Không thể nói gì, A Bảo không còn lời nào để nói.
Một Lương Nguyên Kính ít nói lầm lì đột nhiên trở nên nói năng lưu loát, điều này làm nàng thấy không quen, hơn nữa…
Sao chàng lại dùng giọng điệu lạnh lùng như vậy nói mấy lời đó chứ!
A Bảo tức sắp chết rồi, híp mắt cười lạnh nói: “Hứ, xin lỗi nhiều nha, là tôi sai, tôi không nên ăn nói lung tung trước mặt Dư lão, tôi chết rồi mà, người chết nên có dáng vẻ của người chết, không nên biến thành người sống chấp niệm thế gian này, được chưa?”
Lương Nguyên Kính bỗng ngước mắt lên: “Tôi không có nói vậy.”
A Bảo thấy tức: “Cần nói chắc? Tôi chỉ nghe ra ý đó thôi!”
Lương Nguyên Kính quay đầu đi thở hổn hển, ngực phập phồng kịch liệt, tựa như đang cật lực kiềm chế cảm xúc.
Sau đó, chàng quay đầu lại, tròng mắt đen tuyền lẳng lặng nhìn thẳng vào A Bảo, gần như rập khuôn nhắc lại: “Tôi chỉ không thích em lấy danh ‘nương tử’ ra để đùa cợt.”
“Hiểu luôn,” A Bảo mỉa mai, “Dù sao anh cũng có người mình thích mà.”
“……”
Sắc mặt Lương Nguyên Kính trắng bệch, gắt gao nắm chặt nắm đấm, không lên tiếng.
Bỗng nhiên A Bảo thấy hết thú vị, hờ hững nói: “Yên tâm đi, sau này tôi sẽ không đùa vậy nữa. Anh còn chưa đi hả? Đợi chút đến hoạ viện bị muộn đấy.”
Lương Nguyên Kính nhìn nàng một cái, môi giật giật, hình như muốn nói gì đó, nhưng cuối cùng vẫn không nói, cũng không leo lên lưng lừa mà chỉ yên lặng nắm dây thừng đi đằng trước.
A Bảo nhìn dáng người gầy gò của chàng đi trước, bỗng nghĩ, hình như Lương Nguyên Kính cũng không phải rất rất rất tốt, chàng chỉ có một điểm không tốt, chính là chàng đã có người trong lòng.
**
Sáng hôm nay, A Bảo không nói thêm lời nào với Lương Nguyên Kính, cũng không châm chọc ông lão dạy học ở họa viện nữa, một mình lẳng lặng ngồi dưới hành lang phát ngốc.
Lương Nguyên Kính liên tục ngóng qua cửa sổ nhìn nàng, hoạ học chính đang giảng bài thấy chàng mất tập trung như vậy, lập tức hừ một tiếng thật mạnh: “Nếu thấy lão phu dạy không hay, có thể đi ra ngoài.”
Giữa hạ nắng noi chói chang, tiếng ve râm ran khắp nơi, những đám mây trôi về phía chân trời, có lúc tụ lại cũng có lúc tạnh đi. Trước dãy hành lang hoạ viện, có trồng hàng thông xanh biếc và bách tùng thẳng tắp, gió từ cây tùng thổi tới tức khắc làm tinh thần con người thêm khuây khỏa.
A Bảo đang cúi đầu đếm kiến, trong tầm mắt xuất hiện thêm một đôi giày đăng vân, nàng kinh ngạc ngẩng đầu nhìn người mới tới.
“Sao ra đây rồi?”
Lương Nguyên Kính ngồi xuống bên cạnh nàng, rũ mắt xuống thấp, đôi tay đặt trên đầu gối, bỗng nhiên nói: “Rất xin lỗi.”
“……”
A Bảo hoàn toàn phát điên: “Anh xin lỗi cái gì hả?”
“Không biết,” Lương Nguyên Kính nghiêng đầu nhìn nàng, “Em còn giận không?”
“…………”
Giờ khắc này A Bảo không biết miêu tả tâm tình mình ra sao, nàng thầm nghĩ, cái đồ ngốc Lương Nguyên Kính này đến việc mình xin lỗi cái gì cũng không biết, sao có thể ngốc tới mức vậy chứ?
Nghĩ lại, mình thật sự quá xấu xa, sao lại bắt đầu khi dễ Lương Nguyên Kính rồi, rõ ràng đã quyết định sau này phải đối xử tốt với chàng hơn mà.
Nhưng cũng vào giây phút này nàng thật sự muốn nhào qua chỗ chàng cắn thêm mấy nhát.
Đồ ngốc! Cái đồ ngốc!
A Bảo cảm xúc lẫn lộn, giống như có hàng ngàn lời muốn nói, nhưng cuối cùng chỉ có thể gom gọn lại thành một câu.
“Không giận nữa.” A Bảo buồn bực trả lời.
Lương Nguyên Kính gật gù: “Lát về sẽ mua bánh cho em.”
“……”
Tới nữa rồi đó, cũng chỉ biết mỗi chiêu này, chàng có chấp niệm gì với mấy cái bánh đó à?
Nàng đâu phải…
Thôi được rồi, đúng là nàng rất thích ăn bánh ngọt.
A Bảo nói: “Tôi muốn biến thành người để ăn.”
Lương Nguyên Kính nói: “Được.”
Lúc xong việc, Phúc Ích Toàn lại tìm tới, nói quan gia triệu kiến, vì thế Lương Nguyên Kính liền rời đi dưới ánh mắt hâm mộ lẫn ghen tị của các đồng liêu.
Triệu Tòng tìm chàng vẫn vì chuyện bức hoạ của phế hậu Lý thị.
Từ tháng mười năm Hi Hoà thứ nhất, bởi vì A Bảo từng triệu Lương Nguyên Kính vào cung vẽ tranh nhiều lần. Trong cung vua đã cất chứa không ít bức họa của nàng, chỉ tiếc sau trận hỏa hoạn vào cuối năm Hi Hoà thứ tư, tất cả đồ trong tàng hoạ đều bị thiêu đốt. Đây cũng là nguyên nhân Triệu Tòng mệnh Lương Nguyên Kính vẽ lại cho một bức khác.
Chẳng qua hắn vẫn chưa ra hạn chót đưa tranh tới, chỉ kêu Lương Nguyên Kính vẽ xong là được, trước khi đi còn thưởng giấy và bút mực ngự dụng cho chàng, cùng với một khúc lụa tơ trân phẩm dài sáu thước.
“Phát tài nha, Lương đại nhân.”
Trên đường về, A Bảo trêu ghẹo chàng.
Lương Nguyên Kính cũng không để ý mấy lời này của nàng, chỉ hỏi: “Muốn ăn gì?”
“Tôi suy nghĩ cái…”
Thật ra A Bảo cũng không rõ lắm, đứng trên đường Phan Lâu nhìn đông nhìn tây, khi ánh mắt lướt qua một quán mì ở góc đường dài, ánh mắt đột nhiên lóe sáng.
**
A Bảo có một sở thích lập dị, hoặc có thể nói là, nàng thấy nó bình thường còn trong mắt người khác lại thấy lập dị.
Nàng thích ăn đồ ‘xuống nước’, chính là nội tạng súc vật, thích nhất món ruột heo và dê.
Đây là thói quen ăn uống của nàng bắt đầu từ năm mười bốn tuổi.
A Bảo vốn là người huyện Thanh Thành thuộc quân Vĩnh Khang. [1]
[1] Cái từ ‘quân’ 军 là đơn vị hành chính thời Tống TQ.
Quân Vĩnh Khang phụ thuộc đường Ích Châu, nằm ở vùng Tây Nam Ba Thục. Thời Ngụy Tấn, Ngũ Hồ loạn Hoa [2], người Tấn phải chạy về phía nam, tạo ra một lượng dân lao động lớn và kỹ thuật canh tác tiên tiến, trọng tâm kinh tế dần dần dịch chuyển về phía nam.
[2] 五胡乱华: Ngũ Hồ chỉ 5 tộc gồm Hung Nô, Tiên ti, Yết (Hạt),Khương và Chi (Đê) đã gây ra sự hỗn loạn vào lúc Trung Hoa đang suy yếu.
Đến thời nhà Đường, loạn An sử xảy ra, Đường Minh Hoàng đóng quân ở thành đô, sự phát triển của lưu vực sông Trường Giang phát triển vượt bậc hơn cả phương bắc, trở thành vùng trọng yếu về thuế má, người thời đó còn có câu ‘Dương nhất Ích nhị’. [3]
[3] 扬一益二: Dương Châu đứng đầu, Ích Châu đứng thứ hai về sự sung túc.
Từ thời Ngũ Đại và sự cát cứ phiên trấn [4] thời Đường suy tàn, đất Thục phải chịu đựng nhiều cảnh chiến tranh loạn lạc, nhưng liên tục được tái thiết từ đống tro tàn. Đến khi Thái Tổ lập quốc, cử quân đến tiêu diệt hậu Thục, thu phục phương nam, qua thời Thái Tổ, trải qua hơn 40 năm nghỉ ngơi lấy sức của hai triều Thái Tổ Thái Tông, cuối cùng Tứ Xuyên mới khôi phục lại sự phồn hoa của ‘giàu tài nguyên thiên nhiên’ khi xưa.
[4] Cát cứ (v) chia cắt lãnh thổ để chiếm giữ và lập chủ quyền riêng, không phục tùng chủ quyền trung ương (theo tratu.soha). Và phiên trấn để chỉ các khu vực tự trị thời cổ đại TQ.
Khi đó có người viết: “Thành Đô hảo, tằm thị sấn ngao du, đêm sênh ca vang trên phố tím, ngọn đèn dầu xuân treo hồng lâu, xe ngựa tấp nập chốn Doanh Châu.” [*]
[*] Đoạn này mình edit sơ lại bản cv, tạm thời chưa tìm ra trên thivien.
Nhưng vì chính sự phồn hoa giàu có tấp nập đó nên thành thị Doanh Châu lại một lần nữa nghênh đón tai hoạ ập tới.
Mùa hè tháng năm vào Hữu An năm thứ ba.
Từng đàn châu chấu từ phương nam bay tới, loại côn trùng màu xanh đậm, được bá tánh dân cư gọi là côn trùng châu chấu. Đặc điểm có miệng và cánh rất cứng, thường hay ẩn nấp gặm nhấm dưới phiến lá thực vật.
Chúng nó kết thành đàn di chuyển, lúc tới che kín bầu trời, hễ đi qua chỗ nào sẽ huỷ hoại hết hoa màu chỗ đó.
Sách sử ghi chép: “Trâu ngựa không còn cỏ để ăn, dân sinh đói khát chết đầy đường.”
Đất Thục gặp phải thiên tai cực kỳ nghiêm trọng, lúc đó đã là nạn hạn hán thứ ba từ năm Hữu An đầu tiên, bốn đường Xuyên Hạp hạn hán không mưa, đất đai Thành đô như bị nhốt vào lò lửa, vừa nóng vừa ngợp. Đúng vào thời điểm gieo hạt, nông dân thường trông chờ vào đây để vượt qua năm đói kém, ai ngờ ‘hạn hán lâu tất có châu chấu’, nạn hạn hán cùng nạn châu chấu ập tới, phải gọi là khốn đốn cùng cực.
Trong lúc nhất thời, xác người chết đói rải rác khắp Xuyên Thục, đất cằn dài ngàn dặm, thậm chí còn xảy ra hiện tượng ‘con người ăn thịt lẫn nhau’.
Từ xưa đến nay, nạn đói luôn sinh lưu dân, khi nơi này không còn gì để ăn, người dân buộc phải đi kiếm nơi nào có lương tự, thường gọi là ‘kiếm ăn’.
Lúc ấy bá tánh đất Thục có hai sự lựa chọn, một là đi về phía bắc đến Quan Trung kiếm ăn, khi đó Quan Trung cũng gặp phải tình trạng tương tự. Chẳng qua Quan Trung tiếp giáp phủ Hà Nam Tây Kinh, kinh đô và vài vùng lân cận trọng đại, nên chắc chắn quan phủ sẽ không khoanh tay đứng nhìn.
Còn sự lựa chọn thứ hai, đó là thuận theo Trường Giang xuống Giang Nam kiếm ăn. Ngô Việt xưa nay sung túc, gặp thiên tai cũng nhẹ hơn so với các châu huyện khác, chẳng qua đường xá xa xôi, nếu không thể đến đó sẽ chết đói ngay trên đường.
A Bảo cùng ca ca Lý Hùng nương tựa vào nhau, Lý Hùng chọn đến Dương Châu.
Bọn họ mang theo lương thực và nồi niêu xoong chảo còn sót lại trong nhà, đi thẳng về phía đông, trên đường có vài lần gặp cướp bóc, lại trở về với hai bàn tay trắng, phải đi ăn xin dọc đường để duy trì tính mạng.
Ngay cả cây đàn tỳ bà A Bảo thương yêu nhất cũng phải bán đi, nhưng khi gần đến Động Đình, vừa vào trời đông giá rét, nước đóng thành băng, đường sá khó đi, nàng mắc phải đợt bệnh nặng, suýt bị chết do đói.
Đó là lần A Bảo xém chết trên dọc đường đi, nàng đói đến mức tứ chi teo nhỏ, cả người lại sưng vù bất thường, cái bụng sình to như cái phễu. Bởi vì dọc đường hay gặm rễ cây cỏ nên khuôn mặt nhỏ nhắn vàng như nến, hai mắt không khỏi biến đen, thân mình nhẹ bẫng như bay.
Nàng biết mình sắp chết, dù dọc đường ca ca Lý Hùng luôn chừa phần ăn lại cho nàng, nhưng vẫn cường tráng hơn nhiều, nàng cầu xin a ca đừng lo cho mình nữa, để nàng lại đây chờ chết đi.
Lý Hùng sao chịu được, kêu nàng đừng nói sảng, ôm nàng vào trong hộ nhà nông rách nát, đi khắp nơi tìm đồ bỏ bụng, khi đó đa phần nơi nào phía nam cũng gặp tai hoạ nghiêm trọng, không mười phần cũng hết chín phần.
A Bảo vừa đói vừa lạnh, mắc bệnh sốt cao, thần trí mê mang, thế nhưng vẫn mơ thấy một vị thần tiên trong bộ dạng thiếu niên lang.
Chàng vươn tay với nàng, lòng bàn tay có cầm một miếng bánh ngọt, cười mỉm chi mời nàng ăn.
“Tôi sắp chết sao?” A Bảo nghĩ thầm, “Tiên nhân đón tôi đi à?”
Mặc kệ vị thiếu niên này là ai, A Bảo đã không màng tới, miếng bánh ngọt kia dụ hoặc khiến hai mắt nàng phát sáng, nhào tới giật lấy nó, không quan tâm dồn hết vào trong miệng.
Theo lý mà nói, đồ ăn trong mơ chắc không có mùi vị gì, A Bảo lại ăn được, không phải mùi vị ngọt ngào của điểm tâm mà là một loại tanh tưởi khác.
Mỹ thực Xuyên Thục xưa nay luôn đa dạng, loại đồ ăn hôi tanh này căn bản A Bảo sẽ không cho vào miệng. Nhưng dưới cơn đói khát, A Bảo lại cảm thấy hương vị đó cực kỳ thơm ngon, ăn không chừa sót miếng nào.
Sau khi tỉnh dậy, nàng được nghe kể từ Lý Hùng, hoá ra có một ông lão chạy nạn ngang đây, thấy nàng đói sắp chết nên mới tốt bụng nấu chén mì canh cho nàng.
A Bảo ăn món mùi tanh đấy là ruột của con lừa ông lão mang theo và cũng chính ông đã mổ bụng nó ra.
Chén ruột lừa kia đã cứu mạng nàng.
Về phần thiếu niên lang trong mộng mời nàng ăn bánh nọ, A Bảo đã sớm không nhớ rõ mặt chàng nữa. Thứ duy nhất có thể nhớ chỉ có khoé môi cong hình vòng cung của chàng khi cười, trông dịu dàng lại trong sáng, như ánh trăng hoà tan giữa ao hồ đêm hè.
**
Tác giả có chuyện nói:
Lương Nguyên Kính (tay nắm cuộn chặt, hai mắt đỏ bừng): Em ấy chọc tôi tức muốn chết… Nhưng vẫn phải dỗ dành.
Chính sách bảo mậtQuy định nội dungBản quyềnĐiều khoảnQuyền riêng tư
Website hoạt động dưới Giấy phép truy cập mở Creative Commons Attribution 4.0 International License.